Cây Mâm Xôi, từ loài cây hoang dã đến loại cây vô số lợi ích

Cây Mâm Xôi, với những giá trị dinh dưỡng dồi dào, hiện đang là cái tên được ưa chuộng và nuôi trồng nhiều nhất tại các hộ gia đình, nhà vườn, bạn đã biết chưa?

Cây và quả Mâm Xôi

Đặc điểm của cây Mâm Xôi

Cây mâm xôi mọc hoang ở vùng đồi núi, ven đường đi, trong rừng thưa khắp nước ta. Chúng được trồng phổ biến ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Tại Việt Nam, cây thường mọc ở miền Tây Bắc, thường thấy ở các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái. Tại nước ta ở những vùng có khí hậu mát mẻ quanh năm như Đà Lạt, Sapa bạn có thể trồng Mâm Xôi quanh năm nhưng với những vùng khác thì bạn có thể trồng vào cuối mùa thu đầu mùa xuân. Trồng vào thời điểm này đến mùa hè cây sẽ ra hoa đậu quả. Hiện tại loại quả này đã được trồng tại Đà Lạt khá nhiều và đang lan rộng ra một số tỉnh khác.

  • Đặt mua quả Mâm xôi Đen, Đỏ, Đông lạnh, vui lòng liên hệ: 0914107107

cây mâm xôi

Bạn sẽ rất dễ gặp loài cây này trên Đà Lạt

Cây Mâm Xôi là giống cây thân thảo cùng họ với cây hoa hồng. Chiều cao của cây Mâm Xôi trung bình khoảng hơn 2m với tán lá khá rộng và thân có nhiều gai nhọn. Lá đơn có cuống dài, mọc so le, phiến lá chia 5 thùy không đều, gân chân vịt, mép có răng không đều nhau, mặt trên phủ nhiều lông lởm chởm, mặt dưới có lông mềm màu xám. Quả thường dùng để ăn có vị hơi chua, lá thân rễ có mùi thơm nhẹ, vị hơi the. Sở dĩ, gọi tên là Mâm Xôi bởi vì quả gồm nhiều quả hạch nhỏ xếp với nhau thành cụm căng mọng nổi lên giống như Mâm Xôi.

Tác dụng của cây Mâm Xôi

Là loại cây đa lợi ích bởi toàn bộ các bộ phận của cây Mâm Xôi đều được dùng làm thuốc. Lá, thân, rễ có vị se, chứa nhiều tanin dân địa phương thường hay lấy lá cây Mâm Xôi tươi hoặc phơi khô, cắt khúc hãm nước uống thay trà giúp thanh nhiệt, dễ tiêu, kháng viêm. Đông y coi quả Mâm Xôi là một loại quả “thực dược lưỡng dụng” có nghĩa là vừa làm thực phẩm vừa làm thảo dược trị bệnh.

Hầu hết bạn sẽ nhìn thấy hoặc nghe quả Mâm Xôi có màu đỏ tươi tuy nhiên thực ra loại quả này cho đến 3 màu đặc trưng đó là đỏ tươi, tím đen và màu vàng. Nhưng hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu loại cây Mâm Xôi đỏ, được nuôi trồng và khai thác nhiều nhất.

Cây Mâm Xôi đỏ

Quả Mâm Xôi thô chứa 86% nước, 12% carbohydrate và có khoảng 1% mỗi loại protein và chất béo (bảng). Với lượng 100 gram, quả Mâm Xôi cung cấp 53 calo và 6,5 gram chất xơ.

Quả Mâm Xôi là một nguồn dinh dưỡng phong phú gồm vitamin C (21% – lượng dinh dưỡng hàng ngày ), mangan (32% ) và chất xơ (26%). Quả Mâm Xôi là một loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, với tổng lượng đường chỉ 4% và không chứa tinh bột. Quả Mâm Xôi chứa các thành phần hóa học như các sắc tố Anthocyanin, Axit Ellagic, Ellagitannin, Quercetin, Axit Gallic, Cyanidin, Pelargonidin, Catechin, Kaempferol và Axit Salicylic.

Đặc biệt, Axit Ellagic (một dạng tanin) trong quả Mâm Xôi là một chất rất có ích cho sức khỏe, được xem là chất dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật (phyto-nutrients) chống oxy hóa hiệu quả nhất. Ellagitannin trong Mâm Xôi được chứng minh có tác dụng chống lão hóa mạnh hơn dâu tây gấp 1.5 lần, gấp 3 lần trái kiwi, gấp 10 lầncà chua.

Vitamin C và flavonoid còn góp phần kháng viêm và kháng khuẩn mạnh, và tác dụng này không bị giảm đi khi sử dụng quả Mâm Xôi đã được đông lạnh.

cay-mam-xoi-3

Cây Mâm Xôi đỏ

Thân, rễ, lá chứa nhiều tanin, có tác dụng hoạt huyết, thanh nhiệt, tán ứ tiêu viêm, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon. Thân cây Mâm Xôi còn trị viêm gan mạn tính, sưng gan, viêm tuyến vú.

Cây Mâm Xôi chữa hiếm muộn

Hiếm muộn không chỉ là nỗi lo, sự phiền muộn của một người, mà nó là của cả một gia đình. Thật đơn giản và không hề có tác dụng phụ, bạn có thể sử dụng cây Mâm Xôi như một liệu pháp trị bệnh tự nhiên, an toàn.

tác dụng của cây mâm xôi

Hiếm muộn, nỗi phiền muộn của cả gia đình

Theo nghiên cứu vitamin C và magiê trong quả Mâm Xôi có thể cải thiện khả năng sinh sản ở cả nam giới và nữ giới . Theo y học cổ truyền, quả Mâm Xôi có tác dụng bổ can thận, trợ dương, cố tinh, thường được dùng để chữa các chứng liệt dương, di tinh, vô sinh và hiếm muộn. Giúp nam giới khỏe mạnh, tăng cường khả năng sinh lý, sinh sản.

Lá Mâm Xôi giàu carotenoid, một hợp chất chống ôxy hóa để bảo vệ các tế bào chống lại các gốc tự do có hại, rất tốt cho những người phụ nữ có niêm mạc tử cung mỏng, giúp tăng sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Bên cạnh đó lá cây Mâm Xôi có chứa rất nhiều Canxi, sẽ hoạt động vô cùng hiệu quả khi kết hợp với cỏ Ba Lá đỏ để cân bằng hóc-môn sinh sản.

cay-mam-xoi-5

Lá của cây Mâm Xôi

Tác dụng của cây Mâm Xôi với phụ nữ

Cây Mâm Xôi là loại cây nên nhận được sự yêu chiều từ phái đẹp. Các nhà khoa học thế giới phát hiện ra rằng, quả của chúng chứa nhiều acid hữu cơ, vitamin C, vitamin E, folate, Magiê và đặc biệt rất giàu Kẽm được cơ thể hấp thụ tốt. Kẽm là chất dinh dưỡng quan trọng cho tình dục. Nó có thể kiểm soát hàm lượng testosteron – giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe tình dục. Nó kích thích ham muốn và làm tăng sự thỏa mãn. Nó giúp phụ nữ nhanh chóng hưng phấn và tăng cường sức mạnh của tinh trùng cho nam giới.

Do đó, ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sinh lý thì quả Mâm Xôi còn góp phần làm tăng ham muốn ở nữ giới, thúc đẩy cơ thể sản sinh hormone estrogen, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh, tăng cường sinh lý cho phái đẹp.Như trên cũng đã nói, không chỉ quả mà cả lá Mâm Xôi cũng rất dồi dào Canxi, nó cũng giúp phụ nữ duy trì mật độ xương, khối lượng cơ và mức năng lượng khỏe mạnh.

Như trên cũng đã nói, không chỉ quả mà cả lá Mâm Xôi cũng rất dồi dào Canxi, nó cũng giúp phụ nữ duy trì mật độ xương, khối lượng cơ và mức năng lượng khỏe mạnh.

cay-mam-xoi-6

Cây Mâm Xôi giúp phụ nữ tự tin trong đời sống gia đình

Cây Mò Mâm Xôi chữa bệnh tim

Cây Mâm Xôi được tìm hiểu và khai thác nhiều lợi ích đến như thế nên gần đây phát triển cả việc nhân giống cây trồng, bán giống cây đi kèm việc chăm sóc tại nhà lấy quả hoặc tìm mua loại quả này. Nhưng hiện dân mạng cũng thắc mắc và nhầm lẫn giữa cây Mâm Xôi và cây Mò Mâm Xôi. Phần này sẽ cụ thể cho những thắc mắc của bạn để tránh nhầm lẫn và giúp bạn có thể xác định chính xác thông tin mình cần.

Đặc điểm: Cây Mò Mâm Xôi còn được gọi là Cây Bạch Đồng Nữ, Mò Hoa Trắng, Bấn Trắng, Ngọc Nữ Thơm, Puồng Pỉ (Tày), Búng Súi Mía (Dao) Thuộc họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Cây nhỏ cao 1-1,5m, có lông mịn. Nhánh có 4 cạnh. Lá to, mọc đối, có cuống dài, phiến xoan, nham nhám; gốc hình tim hay cắt ngang mép uốn lượn, có răng đều. Cụm hoa chuỳ ở ngọn, nom như mâm xôi, dày như cụm hoa đầu. Hoa trắng hay trắng hơi hồng, mùi thơm như hoa nhài. Quả hạch to 1cm, có đài hoa bao bên ngoài.

cay-mam-xoi-7

Cây mò Mâm Xôi

Bộ phận sử dụng: Thu hái rễ và lá quanh năm, rửa sạch, thái phiến phơi hay sấy khô, có thể dùng tươi.

Tác dụng: Theo Y Học cổ truyền, bạch đồng nữ có vị hơi đắng, tính mát, vào 2 kinh tâm và tỳ. Với công năng thanh nhiệt giải độc, khu phong trừ thấp, tiêu viêm. Rễ có vị ngọt, tính bình, có tác dụng khư phong trừ thấp, hoạt huyết cường cân, tiêu thũng hạ áp. Lá có vị hơi nhạt, tính bình; có tác dụng khư ứ, giải độc.

Cây Mò Mâm Xôi chữa bệnh tim vẫn chưa thấy tài liệu hay kết quả nghiên cứu chính xác nào về tác dụng này. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của người dân miền Tây từng sử dụng mò mâm xôi để chữa bệnh tim cho thấy kết quả tốt. Người dùng có thể để nguyên lá nấu nước uống trong ngày hoặc dùng chùm hoa chưng với đường phèn lấy nước uống.

Hoặc nữa là dùng khoảng 1 nắm lá xắt nhỏ, thêm 1 chén nước và cục đường phèn rồi chưng cách thủy lấy nước uống. Hoặc có thể chưng 2 lần trên 1 xác thuốc và mỗi nắm lá khi sử dụng nếu có thêm 1 chùm hoa.

Bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị, đồng thời tuân thủ liệu trình điều trị mà bác sĩ đã đưa ra khi kết hợp điều trị thảo dược.

(Sưu tầm và biên tập)

Tag:

Chia sẻ ngay

Bài viết liên quan
Cách dùng tảo xoắn Spirulina mật ong mang lại hiệu quả
hong-treo-gio-DaLaVi-2
chao-mung-ngay-nha-giao-viet-nam (1)