Những ngày này, rảo quanh khắp nhà vườn ở thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, đi đâu cũng bắt gặp cảnh rộn ràng người mua, bán hồng ăn trái vì giờ đang vào mùa cao điểm thu hái của loại trái cây này.
Mùa hồng giòn ở Đà Lạt bắt đầu từ khoảng cuối tháng 8 đến hết tháng 11. Được du nhập từ nhiều thập niên trước, hồng ăn trái khi được trồng ở Đà Lạt do phù hợp với điều kiện khí hậu, độ cao nên được coi là trái cây đặc sản của xứ xương mù.
Đóng gói hồng trước khi xuất bán
Trước kia, người dân chủ yếu thu hoạch hồng chín để bán, làm mứt hoặc sấy khô. Sau thập niên 90 của thế kỷ XX, hồng Đà Lạt được mở rộng ra hàng nghìn héc ta, tập trung phần lớn ở các phường 3, 5, 7 và các xã vùng ven như Xuân Trường, Xuân Thọ, Tà Nung. Các huyện phụ cận như Lạc Dương, Đơn Dương hiện cũng duy trì diện tích lớn trồng các loại hồng ăn trái.
Đặc sản Đà Lạt Cao Nguyên xin giới thiệu chùm ảnh về mùa hồng ở Đà Lạt:
Hồng Đà Lạt thường trồng từ 6-7 năm mới có thể thu hoạch
Những cây hồng cao từ 3 đến 7 mét, việc hái hồng cũng mất rất nhiều thời gian
… lẫn chông chênh, nguy hiểm
Mỗi ngày một lao động có thể hái được 150-200kg hồng
Mỗi ngày công được trả khoảng 200.000 đồng
Thu gom hồng trước khi đưa về sơ chế
Đối với những trái chín mọng có thể ăn ngay, không cần phải ủ khử chát
Hồng sau khi hái sẽ được cắt sạch cuống để tránh làm thủng túi nilon trong quá trình ủ
Hồng Đà Lạt sau khi tập kết tại các vựa sẽ được chuyển tới các thị trường chính như Hà Nội, TPHCM, các tỉnh miền Trung…
Hồng sấy dẻo truyền thống, sản phẩm từ những trái hồng Đà Lạt
Sản phẩm hồng treo được coi là sản phẩm “cao cấp” của hồng ăn trái Đà Lạt, có giá từ 400.000-500.000 đồng/kg tùy thời điểm.