Hồng treo gió Đà Lạt công nghệ Nhật Bản Hoshigaki là sản phẩm cao cấp của DaLaVi, được sản xuất theo công nghệ được chuyển giao trực tiếp từ Nhật Bản. Từ những trái hồng vàng ươm căng mọng còn chát biến thành những trái hồng vỏ se khô mỏng dính, ruột đặc quánh, vị chát được thay bằng vị ngọt thanh, thơm nhẹ mùi hồng chín.
170.000 ₫
Hồng treo gió Đà Lạt hay còn gọi là Hồng treo, Hồng sấy gió Đà Lạt là sự kết hợp hoàn hảo từ những trái hồng Đà Lạt thơm ngon và công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản. Trải qua nhiều công đoạn với thời gian trung bình 30 ngày công phu mới cho ra được những trái Hồng treo gió ngon tuyệt hảo.
Hộp, trọng lượng: 250gr
Sản phẩm đạt chứng nhận OCOP năm 2023
✅ Tên sản phẩm: Hồng treo gió thượng hạng
✅ Đóng gói: 250gr, hộp quà tặng sang trọng và cao cấp
✅ Hạn sử dụng: 12 tháng.
✅ Xuất xứ: Lâm Đồng, Việt Nam.
✅ Số công bố: 01/DaLaVi/2021. Số GCN CSĐĐKATTP: ĐGR86/2021/NNPTNT-LĐ
✅ Số mã vạch: 8938509921002
✅ Bảo quản: 0-10 độ C, sản phẩm cũng sẽ ngon hơn khi để tủ lạnh rồi mang ra ăn.
✅ Thông tin cảnh báo an toàn, vệ sinh: không sử dụng khi sản phẩm có mùi vị lạ. Sau một thời gian, hồng tiến hành lên men tự nhiên tạo lớp đường màu trắng trên bề mặt (không phải nấm mốc). Lớp “phấn trắng” này là một loại men vi sinh, sẽ tự động sản sinh sau một thời gian. Nhờ mặt ngoài của hồng có đường glucose và fructose nên các men này phát triển nhanh để bao bọc quả hồng, vừa giúp bảo vệ hồng khỏi bị mốc, đồng thời còn giúp cho hồng thêm hương vị vì nó phân giải chất tanin còn sót lại làm cho hồng hết chát.
Hồng treo gió Đà Lạt theo công nghệ Nhật Bản là sản phẩm cao cấp của DaLaVi
Hồng treo gió bên ngoài khô nhưng bên trong lại đượm mật ngọt, không cần sấy, chỉ với không khí và nắng trời, những trái hồng Đà Lạt tươi ngon tự biến mình thành những trái hồng khô nâu, ngọt đậm đà và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Cắn 1 miếng, nhắm mắt lại, cảm nhận vị ngọt vừa thanh vừa đậm lan khắp gai vị giác. Chưa bao giờ sản phẩm từ quả hồng Đà Lạt lại hút khách đến thế. Hồng phơi (ở mình gọi là Hồng Khô) là một trong những đặc sản quý tại Nhật Bản, chúng tôi là một trong những người đã được Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ sang Nhật để tập huấn nâng cao kỹ thuật canh tác, chăm sóc cây hồng và chế biến loại đặc sản này để làm nên trái hồng mang hương vị vô cùng đặc biệt.
Để có được những trái hồng khô thơm ngon, những người thực hiện phải trải qua quá trình tập huấn nâng cao tại Nhật Bản
Quả hồng khô thoạt nhìn có vẻ không được đẹp, nếu quả nào phơi không khéo cũng có mùi rượu kém ngon đi, nhưng “hành trình” dẫn đến những dây hồng nâu khô quắt đến mức dẻo và đậm đà quả thực là thú vị, hãy cùng DaLaVi khám phá Cách làm hồng treo gió Đà Lạt nhé:
Đầu tiên là chọn hồng, những trái hồng được chọn là hồng tươi, trái màu vàng cam, cứng chắc tay, không dập, không có vết côn trùng cắn. Hồng được hái xuống với một đoạn cuống còn trên trái. Trái hồng phải to, đạt độ chín nhất định thì mới cho sản phẩm ưng ý và đạt chuẩn.
Trái hồng càng to thì càng cho ra sản phẩm ưng ý
Sau đó, hồng được rửa sạch, để ráo và gọt vỏ:
Buộc nút ở đoạn giữa của sợi dây nylon. Hai sợi dây hai bên buộc thắt nút, trước khi xiết dây cho chặt, cài cuống hồng vào. Hai dây hồng sẽ buộc nút so le nhau để những quả hồng khi được phơi không chạm vào nhau. Sau đó, treo hồng trên dây thành chuỗi, phơi trong khoảng thời gian 3-4 tuần. Nơi phơi hồng yêu cầu phải không có ánh sáng trực tiếp, thoáng gió và không bị mưa.
Buộc nút thắt như thế nào cũng là một nghệ thuật
Sau khoảng 10 ngày (với những quả hồng to) hoặc thậm chí sau 3-5 ngày (với những quả nhỏ), khi sờ quả hồng sẽ thấy có độ mềm, màu sắc chuyển xuống cam đậm có sắc nâu (do nhựa của hồng tiết ra). Sau đó, người thực hiện sẽ phải đeo găng tay nylon vào (cả hai tay) “Mát-xa” cho quả hồng một cách từ tốn, nhẹ nhàng, bóp nhẹ để ruột hồng trở nên mềm hơn.
Cách ngày, công việc “mát-xa” cho những quả hồng được “tổ chức” vào buổi sớm khi cả người lẫn hồng đều thư thái (thực ra thì buổi nào cũng được). Đều đặn như vậy, hai ngày một lần, sang tuần thứ 2, trái hồng sẽ trở thành mềm mại hơn rất nhiều, khô hơn… Sang tuần thứ 3 thì chúng càng ngày càng trở nên ngon lành hơn. Khi “mát-xa” lại cần đến nội công kiềm chế (khó hơn kỹ năng mát-xa nhiều) Cứ phơi và cứ phơi, sau khoảng 4 tuần thì những trái hồng đã có thể sánh duyên cùng những chén nước trà nóng.
Công đoạn cuối cùng là hạ giàn, phân loại và đóng gói. Công đoạn này cũng đòi hỏi kinh nghiệm và sự tỉ mỉ của người thực hiện. Trung bình khoảng 5 – 7 ký hồng tươi sẽ cho ra được 1 kg sản phẩm Hồng treo gió.
Cắn 1 miếng Hồng treo gió, nhắm mắt lại, cảm nhận vị ngọt vừa thanh vừa đậm lan khắp gai vị giác
Chúng tôi tin rằng với cách thức sản xuất mới bằng công nghệ của Nhật bản sẽ góp phần nâng cao giá trị của Hồng treo gió. Từ đó đưa cây hồng ăn quả của Đà Lạt phát triển theo đúng tiềm năng vốn có của nó đồng thời đây cũng là một phương pháp mới, hiện đại để người dân tiếp cận và ứng dụng chế biến làm phong phú hơn cho quả hồng loại đặc sản đặc biệt của Đà Lạt – Lâm Đồng giới thiệu đến du khách muôn phương.
>> “7 KHÔNG” cần tuân thủ tuyệt đối khi ăn quả Hồng
Số 27/6E, Yersin, Phường 10, TP. Đà Lạt
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.